Thursday, December 25, 2014

[Thuốc nam] Cây sầu đâu

[Thuốc nam] Cây sầu đâu

Cây sầu đâu - Khổ luyện

CÂY SẦU ĐÂUSách thuốc gọi là "Khổ luyện", khổ là đắng, luyện là gạn, lọc. Nghĩa là cây đắng rất nhiều. Tên khác: Xoan, Thầu đâu, xuyên luyện.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Thỉnh thoảng thấy mọc ở rừng, hoặc chỗ hoang rậm.

Friday, December 19, 2014

[Thuốc nam] Cây mã đề

[Thuốc nam] Cây mã đề
[Thuốc nam] Cây mã đề

CÂY MàĐỀSách thuốc gọi là "Xa tiền", bởi nó mọc đầy đường, đầy ruộng, hễ đẩy xe ra là thấy ở trước xe có nó (xa là xe - tiền là trước); hoặc cũng có sách gọi là mã đề (mã là ngựa, đề là dấu móng chân). Ở các dấu chân ngựa thường gặp nó mọc còn gọi là mã tiền.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Cây É có 3 loại: É đỏ, É tía, và É rừng. É rừng lá xanh, cũng có loại đỏ lợt, thường mọc ở triền núi, gò nổng, É tía, É đỏ thường được trồng ở vườn.Ở đồng ruộng thường mọc theo mé đìa và những thửa ruộng sâu. Nó rất dễ trồng, không kén phân chọn đất gì cả. Cây Mã đề hình sắc hơi giống cây Mã đề ở ruộng, nhưng cọng, lá và bông cứng hơn và thấp hơn. Cây Mã đề ruộng chỉ hái luộc ăn hoặc ăn sống. Cây Mã đề trồng trên khô thì dùng làm thuốc được, cả cây, rễ và hột.

Thursday, December 18, 2014

[Thuốc nam] Cây thuốc cứu

Cây thuốc cứu, ngải cứu

Cây thuốc cứu - ngải cứu


CÂY THUỐC CỨUSách thuốc gọi là "Ngãi diệp" hay "Ngãi cứu", Diệp, ngãicứu. Tại sao lại kêu là "cứu"? Bởi chữ "cứu" là đốt ! Thầy thuốc dùng lá khô cây thuốc này vò nát, bỏ xương cọng, đem đốt ở mấy "huyệt" trong người, để trừ bệnh.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Cây Thuốc cứu dễ trồng, chỗ nào đã trồng thì nó ít hay mất giống. Mỗi rễ nó là mỗi cây, khi có nước tưới vào. Lá, cây, bông đều làm thuốc được.

Tuesday, December 16, 2014

[Thuốc nam] Cây É

[Thuốc nam] Cây É

Cây É - Hương nhu


CÂY É: Sách thuốc gọi là "Hương nhu", vì mùi thơm của nó nhẹ thoảng.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Cây É có 3 loại: É đỏ, É tía, và É rừng. É rừng lá xanh, cũng có loại đỏ lợt, thường mọc ở triền núi, gò nổng, É tía, É đỏ thường được trồng ở vườn.

[Thuốc nam] Cỏ cú

Cỏ cú

Cỏ cú


CỎ CÚ: Sách thuốc gọi là "Hương phụ". Hương là thơm, Phụ là kèm theo: Cỏ cú bẻ củ ra có mùi thơm không phai giảm. Cỏ cú còn có tên gọi khác là: Cỏ ngó, cỏ gấu.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cây é
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Cỏ cú thường mọc nhiều ở mé sông, ở theo bờ mẫu, theo giồng cao, những cỗ đất bỏ hoang. Cỏ cú ở bờ sông củ lớn, vị nhẹ, ở theo giồng cao, củ nhỏ, vị nồng. Cỏ cú dùng làm thuốc được.

[Thuốc nam] Gừng

[Thuốc nam] Gừng

Gừng - Sinh khương


GỪNG:  Sách thuốc gọi là "Sinh khương". Sinh là sống, khương là Gừng.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Ở nước ta nhà nào cũng có trồng hoặc giữ Gừng. Gừng ưa trấu, nên mấy nhà trồng ít, thường đổ trấu vào đồ bị hư mà trồng. Lá Gừng dùng để nấu canh, kho cá. Củ gừng dùng để ăn với cá nướng, hoặc gia vị. Củ gừng dùng làm thuốc được.

[Thuốc nam] Cây ké

[Thuốc nam] Cây ké

Cây ké ( Ké đầu ngựa)


CÂY KÉ: Sách thuốc gọi là "Thượng nhĩ" ( hay ké đầu ngựa),  hột Ké gọi là "Thương nhĩ tử".
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Gừng

Nơi mọc, trồng: Cây Ké thường đươc các bà già ở tỉnh trồng quanh nhà, để dùng cho người mới sinh, đẻ uống. Nó rất dễ trồng, nhưng hột phải nấu qua một lần nó mới mau lên, bằng không cả 2-3 tháng nó mới nứt mộng.

[Thuốc nam] Cỏ mực

[Thuốc nam] Cỏ mực

Cỏ mực

CỎ MỰCSách thuốc gọi là "Hạn liên thảo"(tên khác: Cây nhọ nồi), vì người ta cho nó là "Sen trên khô" bởi hoa nó hơi giống hoa sen, nên lấy đấy đặt tên.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Cây ké

Nơi mọc, trồng: Cỏ mực thường mọc xen với cỏ, hai bên đường, bờ ruộng, bờ ao đều có.

[Thuốc nam] Dây thần thông

[Thuốc nam] Dây thần thông
 

Dây thần thông


DÂY THẦN THÔNGVì nó bỏ đâu sống cũng được: giắt ở ngọn cây cũng sống, bỏ nằm dưới đất cũng sống, hễ chỗ nào dựa được thì nó sống. Vì vậy ông bà đặt tên là "Thần thông", bởi thấy nó sống ở đâu cũng được.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ mực
>>[Thuốc nam] Cây ké

Nơi mọc, trồng: Dây thần thông thường bò vắt vẻo trên ngọn các cây lớn ở rừng, ở đất hoang, ở gần nhà cũng có.

[Thuốc nam] Cây rau má

[Thuốc nam] Cây rau má

 Cây rau má

RAU MÁ: Sách thuốc gọi là "Liên tiền thảo". Bởi lá nó giống đồng tiền, nên kêu là "liên tiền".
>>[Thuốc nam] Dây thần thông
>>[Thuốc nam] Cỏ mực
>>[Thuốc nam] Cây ké

Nơi mọc, trồng: Nó thường mọc ở những chỗ đất hoang, bờ vườn, bờ ruộng, hiện nay ở thành phố người trồng rẫy thường trồng nó để bán.