>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông
Nơi mọc, trồng: Cây É có 3 loại: É đỏ, É tía, và É rừng. É rừng lá xanh, cũng có loại đỏ lợt, thường mọc ở triền núi, gò nổng, É tía, É đỏ thường được trồng ở vườn.
Mô tả: É thuộc về loại cỏ cây, cây cao non một thước, nhiều nhánh, thân nhánh vuông lá mọc đối nhau hình lá hơi tròn, chót nhọn, quanh lá có răng cưa. Hoa nhỏ, mọc chùm theo kẹt lá. Lá, nhánh, cây đều làm thuốc được.
Tính chất: Vị cay, tính ấm, không độc, vào kinh phế, vị.
Công dụng: Làm cho hơi nóng ngoài da được tan, giai trừ sự ứ kết trong tim, bụng. Hương nhu (É) là thuốc trị bệnh trúng thử, tức là khi thấy trong người nóng hầm mà không sợ gió là dùng được
Độc vị:
- Nấu uống, dùng trị: trúng nắng, cảm ho, ói, oẹ, tiêu thực, đau bụng, thủng nước, tức mệt.
- Bị cảm mạo bốn mùa, nấu 20g cây É, khi còn 1 chén chế thêm vào 1 ly rượu uống.
- Miệng hôi, nấu một chén cây, lá É súc miệng là hết.
- Miệng hôi, nấu một chén cây, lá É súc miệng là hết.
Nhiều vị hợp trị:
- É (cây lá) 10g, Hạn nhân 10g, nấu uống trừ thũng nước (nhận tay thấy nó hũng).
- Mùa nắng nằm chỗ ẩm ướt cảm thửu, hoặc nắng gió bị cảm, hoặc ăn đồ sống lạnh. Hành chứng: mửa, đi "ị" chảy, đau bụng, nhức đầu, bái oải tay chân lạnh, buồn bực: Cây É 10g, Hậu phác (sao) 10g, Bạch hiển (sao) 5g, ba thứu tán nhỏ. Mỗi lần uống một muỗng canh, uống với nước sôi chế chút rượu.
- Rau má, húng cây, đinh lăng trừ bệnh kinh phong trẻ em.
Cách chế: Bẻ cả cây lá và bông, phơi nắng dịu cho khô dùng.
Liều lượng: Từ 10g đến 15g. Sắc uống hoặc tán.
Kỵ dùng: Nên uống khi đã nguội, uống nóng có khi là cho bệnh đi tả.
No comments:
Post a Comment