Sunday, December 28, 2014

[Thuốc nam] Cây câu kỷ

Cây câu kỷ

Cây câu kỷ


CÂY CÂU KỶVì lá nó giống lẩu Kỷ, cọng nó có móc như lưỡi câu, nên kêu là Câu kỷ.
>>[Thuốc nam] Cây sầu đâu
>>[Thuốc nam] Cây mã đề
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Câu kỷ thường trồng ở vườn, trồng theo liếp rau. Cây, lá, đều dùng làm thuốc được. Đồng bào thường hái lá nấu canh ăn.

Mô tả: Câu kỷ thuộc loài rau, cây nhỏ, cao độ 3-4 tấc, lá tròn hơi nhọn mỏng.

Tính chất: Vị ngọt, tính bình, không độc.

Công dụng: Bổ thận, nhuận, phổi, tỏ mắt, an thần, trợ dương, trừ lao, chỉ khát.
Độc vị
- Bổ tinh khí, chữa mờ mắt, làm vượng sức bộ sinh dục.
- Mắt đỏ có màn: Nấu canh lá Câu kỷ ăn thường.
- Nấu canh lá Câu kỷ ăn thường.
- Chảy nước mắt sống: Cây câu kỷ khô 20g, sắc còn 1 chén uống. Uống trước khi đi ngủ, năm ba hôm là hết.
Nhiều vị hợp trị
- Mặt có mụn: Cây Câu kỷ 50g, Sinh địa 20g, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần một muỗng canh hòa với rượu.
- Tóc bạc sớm, nước da nhăn sớm: Cây Câu kỷ 100g, sinh địa 50g. Cây câu kỷ sao vàng, đổ vào bình thiếp rượu ngon, ngâm 20 ngày, đoạn nấu sinh địa còn 3 chén nước, đổ chung đem chưng cách thủy nửa giờ. Mỗi lần uống 1 chén trước khi đi ngủ.

Cách chế: Nhổ cả cây rễ, phơi khô, sao vàng.

Liều lượng:
Độc dụng: từ 20g đến 100g
Hợp dụng: từ 20g đến 30g

Kỵ dùng: Người đái đường, người tỳ vị suy nhược kỵ dùng.

No comments:

Post a Comment