>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông
Nơi mọc, trồng: Cây Cối xay hay sinh ở núi rừng và ở đồng quê thường thấy mọc theo rào. Cây, lá, rễ đều dùng làm thuốc được.
Mô tả: Cây Cối xay thuộc loại cây, giống như cây gai, như cây Giái, vỏ có tơ, ngâm nước xả sạch bện dây. Cây cao độ 2 thước, có nhiều nhánh. Cuống lá dài, hình lá như trái tim, chung quanh có răng cưa, rờ lá nhám, bông có năm cánh, sắc vàng lợt; trái tròn có khứa, mặt bằng, phía dưới cuống cũng bằng, hình như nửa cái Cối xay. Quả có 3 hạt nhẵn, màu đen nhạt, hình quả thận.
Tính chất: Vị ngọt đắng, tính bình, không độc.
Công dụng: Tính cây Cối xay, thường lưu hành không trụ ở tạng phủ nào, cho nên ở huyết ở nó không thông được huyết, thông được mạch, trị tê, trừ phong, thông kinh, cầm máu, bớt đau, thông tiểu tiện, hết mờ mắt.
Độc vị:
- Mắt có mây, có mộng, đau nhức con mắt: Sắc cây, lá cuống.
- Trong người nóng nhiệt: nấu rễ uống
- Rét lâu, trong mình hàn, nhiệt tích tụ dùng: Cây lá, rễ tươi sắc uống.
- Trong người nóng nhiệt: nấu rễ uống
- Rét lâu, trong mình hàn, nhiệt tích tụ dùng: Cây lá, rễ tươi sắc uống.
Nhiều vị hợp trị:
- Trong người mang chứng thấp nhiệt, tiểu tiện không thông, nên dùng:
+Rễ Cối xay 20g
+Bông Mã đề 10g
+Rễ cỏ xước 10g
Các vị sao vàng sắc uống, mỗi ngày 2 lần.
- Trị bệnh thũng nước:
+Cây cối xay 30g
+Vỏ gừng 10g
+Cây duối 10g
+Cây cù đèn 10g
Các vị sao vàng sắc uống.
+Rễ Cối xay 20g
+Bông Mã đề 10g
+Rễ cỏ xước 10g
Các vị sao vàng sắc uống, mỗi ngày 2 lần.
- Trị bệnh thũng nước:
+Cây cối xay 30g
+Vỏ gừng 10g
+Cây duối 10g
+Cây cù đèn 10g
Các vị sao vàng sắc uống.
Cách chế: Dùng lần cây, lá và rễ: Cây, rễ vạt mỏng phơi khô, lá sao vàng.
Liều lượng:
Độc dụng: từ 20 đến 50g.
Hợp dụng: từ 10 đến 30g.
Độc dụng: từ 20 đến 50g.
Hợp dụng: từ 10 đến 30g.
Kỵ dùng: Người có thai kỵ dùng.
No comments:
Post a Comment