>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông
Nơi mọc, trồng: Cây Thuốc cứu dễ trồng, chỗ nào đã trồng thì nó ít hay mất giống. Mỗi rễ nó là mỗi cây, khi có nước tưới vào. Lá, cây, bông đều làm thuốc được.
Mô tả: Thuốc cứu thuộc loại cỏ, cao 5-7 tấc, nó giống cây Bông cúc. Lá mọc cặp nhau, có 5 chia, mỗi chia lại có 5 chia nhỏ, mặt trên lá thì xanh, mặt dưới lá hơi mốc, có lông trắng. Thuốc cứu lúc già có hoa từng chùm, sắc xanh, vàng, trong có hột.
Tính chất: Vị cay đắng, tươi sống tính ấm, sao chín tính ấm, không độc. Vào kinh tâm, tỳ.
Công dụng: Cứu được bệnh xây xẩm chết giấc, thông các kinh mạch trong người, trị khí huyết, đổi khí hàn thấp, ấm tử cung, điều kinh, an thai, cầm máu, ấm bao tử, khai uất, an tinh thần. Kích thích tiêu hóa, trị cả giun.
Độc vị:
- Chảy máu cam: Sắc thuốc cứu uống. Cảm phong á khẩu, hoảng hốt, thở mạnh, ngất hơi, sắc lá thuốc cứu uống.
- Thổ huyết: Lá thuốc cứu sao cho đen nấu uống.
- Suyễn: lấy lá Thuốc cứu phơi khô vấn hút.
- Nhức đầu phong dây dưa: Vò lá Thuốc cứu hửi luôn, đến lúc nào nước vàng ở mũi chảy ra là hết.
- Ói và mửa: Sắc một nạm lá Thuốc cứu uống là hết.
- Đàn bà khi sanh huyết ra ngoài không dứt hoặc thai chết trong bụng, dùng: 40g lá Thuốc cứu, đổ hai tô nước, sắc còn một chén rưỡi, chia 2 uống.
- Trẻ em cam tích có lãi: dùng 40g lá Thuốc cứu, đổ hai tô nước, sắc còn một chén uống.
- Đau "phát bối" tức là mụn nổi sau lưng. Mụn mới phát chưa có mủ, lấy giấy hút thuốc thấm nước đặt vào, nếu chỗ ào hút khô trước, tức là chỗ đó có "ngòi" phát bối. Dùng lá Thuốc cứu khô đốt chỗ đó, hễ đau nhiều thì đốt là hết đau, hễ không đau thì đốt cho đến khi biết đau, độc khí sẽ tiêu tán, nếu không tiêu tán, cũng không chạy vào tim, máu được.
- Mới sinh rồi cảm hàn làm đau bụng, dugf 10g lá thuốc cứu khô đặt trên rốn, lấy vải băng lại, lấy lửa hơ nóng ném xuống, khi nào mở miệng có mùi Thuốc cứu là hàn khí đã theo miệng ra hết.
- Suyễn: lấy lá Thuốc cứu phơi khô vấn hút.
- Nhức đầu phong dây dưa: Vò lá Thuốc cứu hửi luôn, đến lúc nào nước vàng ở mũi chảy ra là hết.
- Ói và mửa: Sắc một nạm lá Thuốc cứu uống là hết.
- Đàn bà khi sanh huyết ra ngoài không dứt hoặc thai chết trong bụng, dùng: 40g lá Thuốc cứu, đổ hai tô nước, sắc còn một chén rưỡi, chia 2 uống.
- Trẻ em cam tích có lãi: dùng 40g lá Thuốc cứu, đổ hai tô nước, sắc còn một chén uống.
- Đau "phát bối" tức là mụn nổi sau lưng. Mụn mới phát chưa có mủ, lấy giấy hút thuốc thấm nước đặt vào, nếu chỗ ào hút khô trước, tức là chỗ đó có "ngòi" phát bối. Dùng lá Thuốc cứu khô đốt chỗ đó, hễ đau nhiều thì đốt là hết đau, hễ không đau thì đốt cho đến khi biết đau, độc khí sẽ tiêu tán, nếu không tiêu tán, cũng không chạy vào tim, máu được.
- Mới sinh rồi cảm hàn làm đau bụng, dugf 10g lá thuốc cứu khô đặt trên rốn, lấy vải băng lại, lấy lửa hơ nóng ném xuống, khi nào mở miệng có mùi Thuốc cứu là hàn khí đã theo miệng ra hết.
Nhiều vị hợp trị:
- 20g Thuốc cứu, 20g gừng sắc đặc uống, trừ bệnh mới sinh "ị" ra máu.
- Băng huyết 2-3 ngày không hết: 40g lá Thuốc cứu, 5g Gừng khô, Đổ 2 tô nước nấu hai thứ còn 2 chén, bỏ vào một cục A-dao, khuấy tan đều, chia uống 3 lần.
- Kiết lâu ngày: 40g Thuốc cứu, 30g vỏ quýt tán nhỏ, dùng hồ vo viên bằng hột đậu trắng. Mỗi lần uống 20 viên với nước muối.
- Kiết đàm song phẩn trắng (chẳng luận già, trẻ): 50g Thuốc cứu khô, 30g gừng đốt cháy, 10g vỏ quýt. Ba thứ tán bột lấy hồ vo viên bằng hột bắp, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo rang.
- Trúng phong miệng méo: Lấy ống trúc dài 2 tấc kê vào lỗ tai, xung quanh lỗ tai lấy cám trộn nước bôi kín, đầu ngoài dùng lá thuốc cứu khô đốt 7-8 lân thì hết. (Méo bên tả đốt bên hữu, méo bên hữu thì đốt bên tả.)
- Kiết đàm song phẩn trắng (chẳng luận già, trẻ): 50g Thuốc cứu khô, 30g gừng đốt cháy, 10g vỏ quýt. Ba thứ tán bột lấy hồ vo viên bằng hột bắp, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo rang.
- Trúng phong miệng méo: Lấy ống trúc dài 2 tấc kê vào lỗ tai, xung quanh lỗ tai lấy cám trộn nước bôi kín, đầu ngoài dùng lá thuốc cứu khô đốt 7-8 lân thì hết. (Méo bên tả đốt bên hữu, méo bên hữu thì đốt bên tả.)
Cách chế: Dùng làm thuốc: cả cây, lá và bông sao hơi vàng. Dùng để đốt: Hai lá phơi khô, để lâu, khi muốn dùng đem lau sạch, vò nát bỏ cọng đem dùng.
Liều lượng:
Độc dụng: từ 20g đến 50g
Hợp dụng: từ 10g đến 20g
Độc dụng: từ 20g đến 50g
Hợp dụng: từ 10g đến 20g
Kỵ dùng: Người vì máu nóng sinh bệnh kỵ dùng, người gầy ốm kỵ dùng.
ngải cứu còn có rất nhiêu tác dụng nữa
ReplyDelete