Cây mạch môn |
CÂY MẠCH MÔN: Vì lá giống lá lúa mạch nên dựa vào đó mà đặt tên. Còn có tên gọi khác là: Cây mạch, Lan tiên.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông
Nơi mọc, trồng: Mạch môn thường mọc ở khe đá, triền núi. Người ta thường trồng ở chậu cảnh trồng ở quanh thềm nhà. Củ mạch môn dùng làm thuốc được.
Mô tả: Cây Mạch môn hơi giống như cây Cỏ Lan nhưng lá dài hơn và màu sắc trắng vàng, mỗi năm vào tháng tư, tháng năm ở khe lá nẩy lên cọng hoa, cao độ 3-4 tấc. Dưới rễ mọc ra nhiều củ thành chùm, màu vàng lợt, củ có xớ to, chất mền, chất tươi nhuận, giữa củ có cái tim.
Tính chất: Vị ngọt hơi đắng, tính lạnh, không độc.
Công dụng: Bổ âm thêm tinh, giải nhiệt trừ nhiệt ở phổi, trừ ho không có đờm, hành thủy sinh nước miếng.
Độc vị:
- Say rượu: Nấu nước mạch môn cho uống hết say, trù nóng, giải khát, mát phổi.
- Đàn bà sinh sữa ít: Mạch môn 40g, sao khô tán bột, mỗi lần uống một muỗng canh, vài ngày thì nhiều sữa.
- Đàn bà sinh sữa ít: Mạch môn 40g, sao khô tán bột, mỗi lần uống một muỗng canh, vài ngày thì nhiều sữa.
Nhiều vị hợp trị:
- Thổ huyết, khạc huyết: Mạch môn 50g, giã nhừ vắt lấy nước, chế vào một tách mật ong tốt, coh uống 2 lần.
- Máu cam ra hoài: Mạch môn 20g, Sinh địa 20g. Hai vị sắc uống, hai lần là hết.
- Mùa nắng nóng bức, dùng thang thuốc sau này được thông tim, dưỡng được mạch:
+Mạch môn 20g
+Ngũ vị 10g
+Cam thảo 10g
3 vị sắc uống trừ thêm được chứng lao mệt.
- Máu cam ra hoài: Mạch môn 20g, Sinh địa 20g. Hai vị sắc uống, hai lần là hết.
- Mùa nắng nóng bức, dùng thang thuốc sau này được thông tim, dưỡng được mạch:
+Mạch môn 20g
+Ngũ vị 10g
+Cam thảo 10g
3 vị sắc uống trừ thêm được chứng lao mệt.
Cách chế: Nhổ lấy củ, ngâm vào nước nóng 10 phút, đem ra rút tim, dùng thịt. Muốn dùng làm thuốc tán thì phải rang âm ấm đem rút tim, rồi rang cho khô tán được.
Liều lượng: Từ 5 - 20g.
Kỵ dùng: người tỳ vị lạnh, ăn không tiêu, đi "ị" lỏng không nên dùng.
No comments:
Post a Comment