>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông
Mô tả: Cây Sầu đâu thuộc loại cây, cao độ 4-5 thước, thân cây mới trông tương tự như cây chùm ruột, da xù xì, lá mọccân nhau, hình lá hơi tròn, sắc xanh lợt. Hoa nhỏ trái có từng chùm, sắc xanh, khi chín sắc đen.
Tính chất: Vị đắng, tính hàn, có độc.
Công dụng: Cây Sầu đâu vị đắng, tính hàn chạy ngược vào kinh tiểu trường và bong bóng, tan thấp nhiệt, cho nên thông được tiểu tiện, chữa được ghẻ và bệnh điên.
Độc vị:
- Phát cuồng, trái tim nóng nhiệt: Nấu nước lá tắm
- Sốt rét giã lá non xào với giấm bọc vải rà lên đầu, khi nguội đem xào lại, ngày vài lần, luôn 3 ngày thì hết.
- Lỗ tai khi không tự nhiên đau nóng: Giã 5-6 trái Sầu đâu, lấy bông gòn bao lại nhét vào lỗ tai, thay đổi năm, ba lần thì hết.
- Trẻ em có sên lãi: Dùng vỏ và cây sao vàng độ 20g, đổ ngập nước nấu còn hai chén, chia uống nhiều lần, uống khi mửa là kiến hiệu.
- Lỗ tai khi không tự nhiên đau nóng: Giã 5-6 trái Sầu đâu, lấy bông gòn bao lại nhét vào lỗ tai, thay đổi năm, ba lần thì hết.
- Trẻ em có sên lãi: Dùng vỏ và cây sao vàng độ 20g, đổ ngập nước nấu còn hai chén, chia uống nhiều lần, uống khi mửa là kiến hiệu.
Nhiều vị hợp trị:
- Trẻ em cam tích: dùng 10g vỏ Sầu đâu, 10g Xuyên nhung, tán bột trộn với mật heo vo viên bằng hột đậu xanh. Mỗi lần uống 5 viên.
- Người trái tim nóng, hay đau bụng, trong người hay nóng sốt, hai chân lạnh: Vỏ Sầu đâu 20g, Huyền hồ 10g, sao vàng tán bột. Mỗi lần uống một muỗng canh với chút rượu.
Cách chế: Hột ngân rượu chưng cho da mềm, hễ dùng ruột thì không dùng vỏ, mà dùng vỏ thì không dùng ruột. Lá dùng tươi nấu nước tắm. Cây và rễ vạt nhỏ phơi khô, sao vàng.
Liều lượng: Từ 10g đến 20g.
Kỵ dùng: Người ốm yếu, lao tổn không nên dùng.
No comments:
Post a Comment