Tuesday, December 16, 2014

[Thuốc nam] Cỏ cú

Cỏ cú

Cỏ cú


CỎ CÚ: Sách thuốc gọi là "Hương phụ". Hương là thơm, Phụ là kèm theo: Cỏ cú bẻ củ ra có mùi thơm không phai giảm. Cỏ cú còn có tên gọi khác là: Cỏ ngó, cỏ gấu.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cây é
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Cỏ cú thường mọc nhiều ở mé sông, ở theo bờ mẫu, theo giồng cao, những cỗ đất bỏ hoang. Cỏ cú ở bờ sông củ lớn, vị nhẹ, ở theo giồng cao, củ nhỏ, vị nồng. Cỏ cú dùng làm thuốc được.

Mô tả: Cỏ cú là loài cỏ khi nóng có bông, cọng bông cao độ 3 tấc. Lá nhỏ như lá hẹ, giữa lá uốn lòng máng , chót lá nhọn. Rễ chằng chịt đâm trong đất, do rễ có từng chùm củ, củ có da màu tía sậm, ngoài da có lông cứng như gai, củ chắc, bẻ ra thấy màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng.

Tính chất: Vị cay nồng, hơi ngọt đắng, tính bình thường, không có độc, mùi thơm.

Công dụng: Cay làm cho tan, hơi đắng làm cho giáng, hơi ngọt làm ôn hòa, bởi vậy Cỏ cú chủ trị về thông khí huyết, nhất là bệnh phụ nữ. Thông hơi, giải uất, bớt đau.
Độc vị
- Hạ đàm, thông hơi, tiêu thực, điều kinh, bớt đau bụng, mở bón uất, ghẻ chốc, ói mửa, khạc máu, làm băng, bạch đới, tức mệt, rét lâu.
Nhiều vị hợp trị
- Củ cỏ cú 1 cân, Thuốc cứu 4 lượng. Hai vị nấu chung với giấm, đến cạn đem sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống một muỗng cà phê.
- Bất luận già, trẻ bị bệnh thoát giang (lòi con trê), dùng: Củ cỏ cú 20g, Kinh giới 20g. Hai vị phơi khô, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê.
- Các chứng đau, nhức răng, dùng: Củ cỏ cú. Thuốc cứu, rót ra để nguội súc miệng 5-7 lần thì hết.

Cách chế: Chất nhiều trên giàn, kê lửa đốt cháy sạch lông, nếu kỹ cạo bỏ vỏ. Để sống, hoặc ngâm giấm, ngâm rượu, ngâm muối hay ngâm nước tiểu trẻ em mạnh rồi sao. Sao rượu hay muối là có ý làm cho nó giảm bớt chất nóng, yếu sức thuốc, không công phạt người bệnh.

Liều lượng:
Đặc dụng:     từ 30g đến 40g
Hợp dụng:     15g
Kỵ dùng: Những bệnh mất máu, khí hư hay làm mệt kỵ dùng.

No comments:

Post a Comment