Tuesday, December 16, 2014

[Thuốc nam] Dây thần thông

[Thuốc nam] Dây thần thông
 

Dây thần thông


DÂY THẦN THÔNGVì nó bỏ đâu sống cũng được: giắt ở ngọn cây cũng sống, bỏ nằm dưới đất cũng sống, hễ chỗ nào dựa được thì nó sống. Vì vậy ông bà đặt tên là "Thần thông", bởi thấy nó sống ở đâu cũng được.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ mực
>>[Thuốc nam] Cây ké

Nơi mọc, trồng: Dây thần thông thường bò vắt vẻo trên ngọn các cây lớn ở rừng, ở đất hoang, ở gần nhà cũng có.

Mô tả: Thần thông thuộc loại dây leo, dây nó lâu năm lớn bằng ngón tay cái, da nó có mụt như mụt cóc, xem thấy xù xì, màu da xanh mốc, dây dài khoảng một thước mới có nhánh dây mọc ra, nhánh dây cũng như dây cái, khi còn non da trơn, màu vàng xanh, đến già thì nổi mtụ, da mốc. Lá thần thông tròn, gần cuống chẻ hai hũng sâu, đuôi lá nhọn nhỏ, trông như là bìm bìm, hắc sửu, la nó màu vàng xanh như dây no. Dây non bẻ ra có nhớt, dây già thay vì nhớt là mủ trong, rờ tay vào thấy dính, đưa vào lưỡi thấy đắng như ký ninh, như sầu đâu. Dây già làm thuốc được.

Tính chất: Vị đắng, tính ấm, có độc.

Công dụng: Thông được kinh mạch, trục được máu huyết ứ đọng, giải chất độc các thứ ghẻ,...
Độc vị
- Đau bụng sắc uống, ghẻ chốc sắc uống, té sức sắc uống
Hợp trị
- Sưng gan, da vàng:

  • Dây thần thông     20g
  • Rau đắng biển      15g
  • Rễ nhàu                  5g
  • Lá dâu                 10g
Bốn thứ sắc uống luôn ba ngày thấy công hiệu.
- Rét võ da:

  • Dây thần thông        20g
  • Vỏ sầu đâu              15g
  • Cây thường sơn       10g
  • Cây cù đèn              10g
  • Cây muồng trầu        10g
Sắc uống năm bảy thang là khỏi.

Cách chế: Cắt nhỏ, phơi khô, sao vàng.

Liều lượng: Dùng từ 10 đến 20g

Kỵ dùng: Kỵ thai, người yếu tim kỵ dùng.

3 comments: