Tuesday, December 16, 2014

[Thuốc nam] Cỏ mực

[Thuốc nam] Cỏ mực

Cỏ mực

CỎ MỰCSách thuốc gọi là "Hạn liên thảo"(tên khác: Cây nhọ nồi), vì người ta cho nó là "Sen trên khô" bởi hoa nó hơi giống hoa sen, nên lấy đấy đặt tên.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Cây ké

Nơi mọc, trồng: Cỏ mực thường mọc xen với cỏ, hai bên đường, bờ ruộng, bờ ao đều có.

Mô tả: Cỏ mực thuộc về loại cỏ, mình ướt, cọng cao 4,5 tấc, cây nó có nhiều mắc, mỗi mắc có lá mọc hai bên, theo kẽ lá có nhánh mọc. Lá cỏ mực nhọn, có răng cưa, bề mặt có lông, màu xanh mốc. Khi già thì có hoa, hình hoa như hoa tai, màu trắng. Trái chín màu đen, ngắt ra có nhựa, để lâu biến ra sắc đen. Lá vò ra cũng biến thành nước mực.

Tính chất: Vị ngọt hơi chua, khí lạnh, không độc.

Công dụng: Bổ dưỡng, chỉ huyết, hòa hưỡn, đen râu tóc.
Độc vị
- Nấu uống, dùng : trị kiết, ghẻ, giải độc, ho, bổ tim, thối nhiệt, đau răng. 
- Giã nhừ dặt, dùng : trị ghẻ lở, cầm máu, đau cổ.
Nhiều vị hợp trị
- Cỏ mực, mã đề, trừ bệnh đi tiểu ra máu "ị" ra máu.
- Cỏ mực, lọ chảo(giã cây lá cỏ mực vắt lấy nước hòa lọ chảo uống), trừ bệnh thổ huyết, chảy máu cam.

Cách chế: Nhổ cả cây, lá phơi khô, hoặc dùng cây lá tươi, giã giập.

Liều lượng: Dùng từ 3g đến 7g.

Kỵ dùng: Người trong mình lạnh, người tỳ hư "ị" chảy, người ă uống không tiêu kỵ dùng.

No comments:

Post a Comment