Sunday, December 28, 2014

[Thuốc nam] Cây hoắc hương

Cây hoắc hương

Cây hoắc hương




CÂY HOẮC HƯƠNGSách thuốc gọi là "Hoắc hương", hoắc là một thứ rau, hương là thơm.
>>[Thuốc nam] Cây rau má
>>[Thuốc nam] Cỏ cú
>>[Thuốc nam] Dây thần thông

Nơi mọc, trồng: Hoắc hương mọc ở núi, rải rác thấy có mọc theo giồng, thứ mọc ở giồng mùi ít thơm, màu ít sậm. Cây và lá Hoắc hương dùng làm thuốc nam được.

Mô tả: Hoắc hương thuộc loài rau( giống như tía tô), thân cây hơi vuông, cao 7-8 tấc, lá mọc nối nhau, trông giống lá tía tô mà dày hơn, hình lá như trái tim dài, có bông cả hai mặt lá, chót lá nhọn, quanh có răng cưa, hoa xanh tía, có từng chuỗi

Tính chất: Vị cay ngọt, tính ấm, không độc. Vào được 3 kinh: Tỳ, phế, vị.

Công dụng: Hoắc hương có công trị bệnh ở phổi và tỳ vị, thông hơi, ấm bao tử, đuổi uế khí, làm ăn uống ngon. Những bệnh về thấp khí nhiễm ở tỳ vị, làm bải hoải tay chân, ăn uống mất ngon, lưỡi đắng: tức là những bệnh do mũi và miệng đi vào, làm cho phổi và bao tử bệnh đều trị được.
Độc vị
- Bớt ói mửa, tiêu thực, ấm tỳ vị, cảm nóng, làm cho ra mồ hôi, phổi lạnh, đau bụng, chớn thủy ngăn nghẹn.
- Hôi miệng: sắc Hoắc hương lấy nước súc miệng.
- Trẻ em ọc sữa: 5-7 lá hoắc hương sắc uống.
Nhiều vị hợp trị
- Hơi nghẹn uống thông hơi: Hoắc hương 30g, Củ cỏ cú(sao) 30g. Hai vị tán bột, mỗi lần uống một muỗng canh với nước lá.
- Ói mửa (thời khí): Hoắc hương 30g, Vỏ quýt 30g. Hai thứ sắc uống.

Cách chế: Dùng lá luôn cây, phơi khô dùng hoặc tán bột, vo viên.

Liều lượng:
Độc dụng: từ 10 đến 30g.
Hợp dụng: từ 5 đến 10g.

Kỵ dùng: Người bao tử nóng, phổi lạnh kỵ dùng.

No comments:

Post a Comment